Saturday, February 20, 2016

Mẹo hay nhanh tay trong bếp

Vào bếp để nấu ra những món ngon đòi hỏi thời gian rất nhiều. Chính vì vậy, để tiết kiệm được thời gian chúng ta phải biết các mẹo trong làm bếp.

1. Tách vỏ khoai tây không cần gọt



Khoai tây rửa sạch, dùng dao khứa một đường tròn quanh thân củ khoai tây theo chiều ngang. Sau đó cho vào nồi luộc cho đến khi khoai hơi mềm, vỏ chỗ phần khứa có dấu hiệu bong ra. Vớt khoai tây ra, ngâm vào nước mát. Khoai tây nguội bớt thì dùng tay miết, vỏ khoai tây sẽ tự bong ra mà chẳng cần phải gọt. Với cách làm này, khoai tây gọt rất sạch mà không mất ít thịt khoai tây nào cả.

2. Bóc vỏ trứng


Sau khi luộc, để bóc trứng dễ dàng, bạn không cần ngâm nước cho nguội mà cho vào một lọ thủy tinh. Sau đó đổ thêm chút nước vào. Đậy nắp lọ rồi lắc lọ thật mạnh sẽ khiến cho vỏ trứng bong ra dễ dàng.

Lúc này, bạn chỉ việc lấy quả trứng ra và bóc nốt chỗ vỏ còn sót lại.

3. Bóc tỏi siêu nhanh

>>> Xem thêm: cách làm thịt bò khô thơm ngon từ thịt heo


Tỏi là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Mùi tỏi rất thơm, làm món ăn hay nước chấm thêm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, công đoạn bóc tỏi làm nhiều chị em nội trợ hơi ái ngại vì nếu nhiều tỏi, bóc sẽ rất lâu, hơn nữa, mùi tỏi dây ra tay rất khó hết mùi. Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể cho tỏi khô vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp lại, dùng tay lắc thật mạnh. Chưa đầy một phút, tỏi đã bong vỏ.

4. Gọt kiwi bằng miệng cốc


Kiwi vốn mềm vì thế gọt kiwi thường bị nát và chảy nhiều nước ra tay, mất thẩm mĩ. Vì thế, để khắc phục việc này, chị em chỉ cần thay đổi "chiến thuật" một chút thôi. Sau khi cắt đôi quả kiwi dọc theo thân quả. Đặt quả kiwi sát miệng một cốc thủy tinh, dùng tay cầm quả kiwi vừa ấn mạnh và kéo quả kiwi từ trên xuống thì phần thị quả kiwi sẽ rơi vào bên trong cốc còn vỏ sẽ ở bên ngoài là được.

Với những mẹo nhỏ như trên, mẹo vặt cuộc sống rất vui khi bạn có những món ngon cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công!

Friday, February 19, 2016

Mẹo chống say tàu xe hiệu quả

Mẹo vặt cuộc sống - Những bạn đi tàu xe thường hay bị say giờ đây có thể yên tâm khi đi xa mà không mệt bởi những mẹo hay chống say tàu xe dưới đây.

Say tàu xe là một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng say khi đi phương tiện ảnh hưởng tới hơn 80% dân số, phổ biến nhất là khi họ đi bằng xe ôtô, máy bay hoặc đi tàu trên biển; trong đó, khoảng 60% là trẻ em ở tuổi từ 5 đến 16.
Hơn 1/3 lái xe thú nhận họ thường xuyên căng thẳng hoặc quẫn trí khi hành khách của mình bị say xe và hơn 1/4 cho biết họ sẽ dừng lại để chăm sóc người bị say hoặc lái thật nhanh đến đích cuối cùng.
Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số lái xe được hỏi thừa nhận họ đã chuẩn bị đầy đủ để tránh tình huống này.
Vậy nên, để tránh tình trạng say tàu xe, bạn hãy áp dụng những cách sau:

1. Chống say tàu xe bằng lá trầu



Bạn có thể sử dụng lá trầu dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định lại.
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn. Giữ 1-2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, say xe.

2. Cách chống say tàu xe bằng gừng

Theo đông y, để chồng say xe, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm.
Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.
Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong các bài thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3-5 lát gừng sống.
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

3. Chống say tàu xe bằng vỏ quýt

>>> Xem thêm: Trồng hành tây chống cảm cúm

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.
Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

4. Chống say tàu xe bằng ấn huyệt nội quan
Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sĩ Đông y áp dụng.

5. Chống say tàu xe bằng cách ăn và ngửi bánh mì

Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Thêm vào đó, bạn có thể ngửi vỏ bánh mì để tránh hít phải khí gas hoặc mùi xe cộ gây buồn nôn.
Tương tự như việc dùng lá trầu, phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu xe đối với một số người.

Thursday, February 18, 2016

Trồng Hành Tây chống cảm cúm

Một cây hành tây trong phòng sẽ giúp chúng ta tránh được cảm cúm rất hiệu quả mà không cần dùng thuốc Tây.

Hành tây là một loại thực vật có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn cực mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella.



Vì vậy, nếu trong phòng bạn có một cây hành tây trồng trong nước, cây Hành Tây sẽ giúp bạn diệt khuẩn, làm sạch không khí, ngăn ngừa cảm cúm, nhất là nhà có người già và trẻ nhỏ. Hành Tây giúp mọi người không bị ốm vặt, sụt sịt khi trở trời.

Cách trồng hành tây trong nước:

Đầu tiên, bạn chọn củ hành tây có rễ, còn tươi. Lấy một cốc nước hoặc lon nước để trồng, miệng lon bé hơn đường kính của củ hành. Nếu sử dụng ly thủy tinh bạn sẽ theo dõi được sự phát triển của rễ rõ hơn.


Đổ nước vào cốc và cho nước ngập rễ một chút, khoảng 1cm, không ngập quá nhiều vì sẽ gây úng rễ. Đặt cốc hành tây gần cửa sổ để có ánh sáng nhiều, 3 ngày thay nước 1 lần để hành tươi mới.
Khi hành mọc lá, bạn bóc bớt vỏ hành để lộ phần trắng sẽ tốt hơn. Đây không những là một loại cây có ích cho sức khỏe mà còn là vật trang trí dễ thương cho phòng hoặc bệ cửa sổ.

Wednesday, February 17, 2016

Lỗi cần tránh khi chăm người say rượu bia

Mẹo vặt cuộc sống - Cần chăm sóc những người bị say, tuy nhiên phải chăm sóc đúng cách để tránh những tai hại không đáng xảy ra.

Dưới đây là một số lỗi thường gặp

Nên nhớ rằng mỗi người có một đô uống bia rượu khác nhau, và chất cồn tác động đến mỗi người cũng không giống nhau. Vì thế đừng nghĩ bạn có thể uống sáu chai bia mà không sao thì người khác cũng vậy.


Nếu bạn và người khác uống cùng lượng bia rượu, bạn tỉnh táo còn người kia thì say thì bạn đừng nghĩ việc say đó chắc cũng không nghiêm trọng, mà hãy chăm sóc và giúp đỡ người đó.

Đừng ép người say ăn. Lúc anh ta đã say rồi thì đã quá trễ để nhờ đến thức ăn hy vọng làm anh ta tỉnh táo lại. Người say có thể ăn uống không cẩn thận và bị mắc nghẹn. Nếu người say đói và đòi ăn, có thể đưa cho anh ta thức ăn nhưng phải giám sát cẩn thận không để anh ta bị nghẹn.

Đừng cố gắng thử các biện pháp truyền miệng làm người say tỉnh táo lại như cho uống cà phê mạnh, bắt người say vận động, tát mạnh vào mặt…Chúng không hiệu quả đâu, mặt khác một người đang trong tình trạng say có thể trở nên nguy hiểm, đừng kích động họ. Thứ duy nhất giúp họ dần tỉnh táo lại là thời gian.

Đừng tạt nước vào mặt người say với mong muốn làm anh ta tỉnh. Phản xạ của người say rất kém, tạt đổ nước vào mặt anh ta có thể sẽ khiến anh ta bị sặc hoặc ngạt thở.

Một số lời khuyên và khuyến cáo khi chăm sóc người say:

. Nếu người say vì buồn bực điều gì đó, thậm chí vì cãi nhau với bạn mà uống đến say, hãy cố gắng gạt nỗi giận sang một bên mà an ủi họ.

. Nếu một người uống khá ít mà lại say, bạn cần nghĩ đến khả năng người đó đã uống một loại thuốc điều trị nào trước đó mà lại tương tác với chất cồn, thậm chí họ đã dùng ma túy. Nếu nghi ngờ điều đó bạn cần đưa họ đi cấp cứu.

. Đừng để sức khỏe bạn bị ảnh hưởng khi chăm sóc một người say. Đừng cố gắng đỡ anh ta dậy hay cố gắng cản anh ta khỏi ngã nếu anh ta to con hơn bạn. Lưng bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng, thay vào đó tập trung bảo vệ phần đầu anh ta thôi.

. Đừng cho người say đi tắm. Nó không giúp họ tỉnh lại mà có thể làm họ sốc thân nhiệt rất nguy hiểm.

. Không bao giờ để người say lái xe, không chỉ vì mạng sống của họ mà còn vì mạng sống người khác.

Tuesday, February 16, 2016

Sai lầm cần tránh khi dùng màng bọc thực phẩm trong ngày Tết

Mẹo vặt cuộc sống - Màng bọc thực phẩm được sử dụng phổ biến, tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nó quá nhiều.

Việc sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn tích trữ, thức ăn thừa trong dịp Tết là “bảo bối” của các bà nội trợ. Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến…




Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người.

Do có nhiều ưu điểm như: giá thành rẻ, gọn nhẹ, tiện lợi… và đẹp mắt nên nhu cầu sử dụng màng bọc thực phẩm vẫn ngày một lớn. Để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:

Không dùng trong lò vi sóng

Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.

Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ

Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.

Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.

Không dùng khi có mùi lạ

Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.



Không bọc sát vào thực phẩm

Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm. Vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.

Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.

Cách sử dụng màng bọc không gây độc hại

- Cần phân loại màng bọc trước khi sử dụng. Màng bọc PE dùng cho thức ăn đã qua sơ chế. Màng bọc PVC bảo quản thực phẩm chưa qua chế biến, không dùng màng nhôm bọc cho thực phẩm giàu axít.

- Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.

- Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng.

- Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.

- Cách nhận biết màng PE và PVC:

+ Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi.

+ Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi.

Sunday, February 14, 2016

Phân biệt quýt Việt Nam và quýt Trung Quốc ngâm hóa chất

Là một loại trái cây đặc trưng cho mùa đông ở miền Bắc, thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 cho đến tháng 2 năm sau. Qủa quýt rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, tốt cho sức khỏe và có thể dùng làm thuốc để chữa bệnh.


Tuy vậy, quýt Trung Quốc được bảo quản bằng ngâm hóa chất độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường, đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy chúng ta cần nhận biết được quyết Trung Quốc.

- Cách phân biệt quýt Trung Quốc

Vỏ quýt: Vỏ quýt Việt Nam rất mỏng, thường bị nám, có đốm mờ, màu vàng mỡ gà. Trong khi đó quýt Trung Quốc vỏ dày hơn, màu sắc tươi sáng, láng bóng và bắt mắt hơn rất nhiều.

Hình dáng: Qủa quýt Trung Quốc có dáng dẹt, kích thước đồng đều nhau, không dập nát. Còn quýt Việt Nam quả nhỏ, không đều nhau.

>>> Xem thêm: cách nhận biết cam Trung Quốc bị tẩm hóa chất



Mùi vị: Quýt Việt Nam thì có vị thanh nhẹ, chua dịu, hương thơm tự nhiên. Trong khi đó, quýt Trung Quốc ngọt đậm, thậm chí có cả vị đắng và mùi hắc từ những hóa chất. Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước. Bên cạnh đó, nếu các múi quýt bị chín nhũn, có mùi hắc, đôi khi bị mốc xanh thì không nên sử dụng vì đó là quýt Trung Quốc đã bị ngâm hóa chất lâu ngày.

Cách lựa chọn, bảo quản quýt

Bên cạnh nhận biết được quýt ta và quýt Trung Quốc, chị em cũng cần biết lựa chọn quýt ngon, mọng nước. Khi chọn mua quýt, không nên chọn quả quýt da căng nhưng ít đàn hồi, khi cầm cảm thấy cứng, không mềm tay là quả còn non hoặc ít nước.

Cũng không nên chọn quả quá to, căng mọng quá vì đây là những trái quýt bón nhiều đạm, không thơm và ít ngọt hơn. Thay vào đó, nên chọn quả quýt bóp mềm tay, có độ đàn hồi, không bị dập nát, cuống còn tươi, không bị rụng cuống.

>>> Xem thêm: Những cách đơn giản phân biệt lựu Trung Quốc với lựu Việt Nam





Trước khi ăn, nên ngâm trong nước muối khoảng 30 phút trước khi ăn để hạn chế hóa chất còn tồn dư có trong quýt. Để bảo quản quýt tươi lâu, có thể ngâm quýt trong nước muối, sau đó, vớt ra và để khô ráo, cho chúng vào túi nhựa và buộc chặt. Một cách bảo quản đơn giản khác có thể áp dụng đó là gói quýt vào trong túi nhựa có đục lỗ và để vào ngăn mát của tủ lạnh.

Tuesday, February 2, 2016

Mẹo khử độc măng tươi đơn giản

Măng tươi không chỉ là món ăn ngon mà nó còn có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Tuy nhiên trong măng tươi có chứa một loại độc tố có thể gây ngộ độc, vậy nên cần khử độc để có một món ngon và bổ.

Bí quyết khử độc măng tươi bằng nước vôi trong

Ngâm vào nước vôi trong là bí quyết khử độc măng tươi nhanh nhất. Bạn chỉ cần ngâm măng tươi vào nước vôi khoảng 3 tiếng, sau đó đem luộc lại nhiều lần. Đến khi bạn nhìn thấy nước trong thì mới vớt ra và đem chế biến. Bạn nhớ là trong quá trình chế biến cần phải mở vung ra để chất độc bay hết ra ngoài nhé.





Luộc với rau ngót

Măng sau khi mang về, bạn hãy bóc vỏ và cắt chúng thành từng lát nhỏ. Sau đó, bạn hãy bỏ tất vào nồi luộc cùng với một nắm rau ngót. Khi nồi măng sôi, bạn hãy nhấc xuống và chắt hết nước nóng đi. Bạn vớt bỏ lá rau ngót ra ngoài và rửa lại măng với nước sạch là có thể đem chế biến món ăn.

Cách khử độc măng tươi đơn giản bằng nước sạch

Đây là mẹo khử độc măng tươi nhanh nhất. Trước tiên, bạn hãy bóc bỏ hết lớp bẹ lá ở bên ngoài. Sau đó, hãy đem rửa sạch đất cát, rồi bạn có thể cắt chúng thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi và đem ngâm vào nước sạch qua đêm. Như vậy, qua một đêm độc tố ở trong măng sẽ bị loại bỏ hết, bạn có thể yên tâm khi chế biến món ăn cho gia đình mình.

Luộc lại nhiều lần

Cách khử độc măng tươi hiệu quả này bạn phải hơi kỳ công một chút. Khi măng lấy về bạn hãy bóc hết lớp vỏ bên ngoài sau đó cho vào nồi luộc. Bạn nên luộc đi luộc lại 3 lần, sau đó ngâm vào nước vo gạo trong 2 ngày là măng tươi đã hết độc tố.
Nhưng bạn nên nhớ phải thay nước vo gạo thường xuyên nhé. Khoảng 2 lần 1 ngày, vì nước vo gạo để lâu sẽ bị chua và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của măng.


Đun măng với ớt và nước vo gạo

Mẹo khử độc măng tươi bằng nước vo gạo rất đơn giản. Bạn không cần phải lột hết vỏ bên ngoài của chúng. Mà hãy để cả vỏ và xếp gọn chúng vào trong nồi. Cho nước vo gạo ngập măng và bổ sung một vài quả ớt đã bỏ hạt. Bắt đầu bắc lên bếp đun cho đến khi bạn thấy măng mềm thì tắt lửa. Chắt hết bỏ nước rồi xả lại nhiều lần bằng nước sạch. Như vậy măng tươi vừa không bị đắng, vừa có thể loại bỏ hết độc tố.

Với những cách khử độc măng tươi trên, mẹo vặt cuộc sống rất vui khi đem lại những thông tin hay cho những nhà nội trợ.